Mai vàng là cây truyền thống của người Việt Nam ta, là một nét đặc sắc văn hóa cần được bảo tồn và phát triển.Nhiều người chơi nên cách tạo dáng cây mai vàng sao cũng được rất nhiều người quan tâm. Ngày nay người ta không chỉ chơi hoa mà còn làm những chậu mai vàng đẹp nhất để chơi thân cành.
Ưu điểm của cây Mai vàng
Dáng thế: cây mai vàng có thể dễ dàng tạo dáng thế do thân cành dẻo, phát triển nhanh dễ uốn lượn. Người ta có thể can thiệp bộ rễ để làm rễ dài lộ hẳn lên trên mặt đất, phần thân dễ dàng uốn nắn kể cả khi cành đã lớn.
Dễ chịu: các cây làm bonsai, cây cảnh đẹp đều phải có khả năng chịu đày tốt, dễ sống trong mọi điều kiện. Khi làm bonsai người ta thường cắt ngang thân cây mai, trồng lại bằng cát sạch sau khoảng 1 tháng cây sẽ mọc mầm và sống lại. Các cây bonsai nổi tiếng đều có khả năng sống ở điều kiện khắc nhiệt như trồng trong chậu, ít dinh dưỡng chỉ đủ sống hầu như không thể phát triển.
>>mai nhị ngọc toàn là gì? điểm cung cấp giống mai nhị ngọc toàn, tìm hiểu giá mai giống nhị ngọc toàn, đặc điểm nhận dạng giống mai nhị ngọc toàn
Hoa: ít có cây nào có nhiều mặt hoa và màu sắc như cây mai. Hoa mai có các màu vàng, đỏ, trắng, vàng. Có loại 6 - 8 cánh, có loại 32 cánh xếp chồng lên nhau, có loại bông hoa to bằng bàn tay. Chưa hết độ rộ hoa mới là yếu tố quan trọng nhất, người ta có thể tính toán được chính xác ngày cây mai vàng ra hoa để chơi tết. Một vài giống hoa mai có thể ra hoa kín cây tạo nên cảnh tượng rất đẹp.
Cách tạo dáng cho cây Mai vàng
Tạo dáng long cho cây mai vàng
Dáng cổ truyền phổ biến nhất dùng để tạo dáng cho cây mai vàng. Khi tạo dáng long quan trọng nhất là phần rễ và gốc của cây sao cho to, kỳ quái để giống đầu con rồng. Phần rễ nên được tạo rễ nôm nổi hẳn lên mặt đất như râu của con rồng.
Để tạo được bước này hãy cuốn cây con một vòng ngay gốc để tạo đế. Phần rễ nuôi trên một hộp kích thước nhỏ dài lên hẳn mặt đất. Sau này gỡ hộp này ra sẽ thấy được các rễ mọc thẳng, dài và lòi lên hẳn mặt đất.
Phần tay cành thì đối xứng đều theo các hướng to ở gốc và nhỏ ở trên đỉnh. Tay cành cũng cần được cắt giật nhiều lần để tạo sự già dơ cho cây.
Tạo bonsai cho cây mai
⦁ Bạn có biết tại sao cây mai vàng rất ưa chuộm được cắt làm bonsai không.
⦁ Thứ nhất do xu hướng chơi các cây cỡ nhỏ, do nhà cửa có xu hướng nhỏ hơn thời xưa.
⦁ Thứ hai do các cây mai dáng long ngày xưa có bộ đế rất đẹp khi cắt làm bonsai sẽ rất có giá trị.
Cây mai là một trong số ít cây có thể điều khiển bộ rễ mọc theo ý muốn, sức sống mãnh liệt, hoa đẹp. Đây là các yếu tố cần thiết để tạo thành một cây bonsai đẳng cấp.
Cách tạo bonsai cho cây mai vàng rất đơn giản. Bạn cần thu gọn kích thước, chỉ để lại phần thân, rễ đẹp nhất còn lại cắt ngang. Trồng bằng cát sạch 100% thêm một chút thuốc kích rễ. Sau 1 tháng cây sẽ bắt đầu mọc lại, khi mầm lớn bằng chiếc đũa thì bắt đầu uốn theo dáng thế là được rồi.
Tạo dáng cây thác đổ
Tôi gợi ý bạn tạo dáng cây mai thành cây thác đổ vì trong tất cả các dáng thế. Dáng thác đổ có giá trị cao nhất cả về nghệ thuật lẫn kinh tế. Tạo dáng thác đổ cũng không khó, chỉ cần cây phôi có một co lắc 90 độ ta sẽ lôi rễ lên. Để thân cành đổ xuống đất sau đó bắt đầu nuôi cành nhánh là được.
Để tạo dáng cây thác đổ cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Nếu bạn là người mới chơi thì không nên chơi dáng này. Nếu tạo được một cặp mai vàng thác đổ giống nhau sẽ được chưng ở cổng nhà danh gia vọng tộc.
vuon mai vang dep nhat viet nam dáng thác đổ, dáng huyền, dáng bay đều được săn đón với giá rất cao. Dáng thác đổ quan trọng nhất là bộ rễ và gốc phải đẹp, tay cành cũng phải cắt giật nhiều lần để tạo độ già dơ. Các cây có hoa đẹp tạo dáng thác đổ đều rất độc đáo, dáng thế này luôn là độc đáo nhất trong nghệ thuật cây cảnh vì ít người làm được.
Để nuôi được một cây thác đổ tốn rất nhiều thời gian. Cần tính toán nhiều thứ ngay từ khi chọn phôi đến quá trình tạo tác. Một cây thác đổ chuẩn thường mất chục năm tạo dáng. Sau đó người ta ép nó trong chậu nhỏ để giữ nguyên kích thước, không bị phá dáng.
Các lưu ý khi tạo dáng cây mai vàng
Đất trồng: giá thể trồng phôi cây mai vàng nên là cát 100% như vậy cây sẽ mọc rễ cám tốt hơn. Nhiều bạn trồng bằng đất thịt khiến cây chết chưa kịp mọc mầm.
Bón phân: chỉ nên bón phân cho cây mai vàng khi lá đã già chuyển sang màu xanh đậm. Khi lá còn non cây khong cần nhiều dinh dưỡng, bón phân lúc này cây sẽ bị xót teo đầu lá.
Uốn: chỉ nên uốn khi cành to bằng chiếc đũa, lúc này cây chưa tạo thành gỗ nên ít bị gẫy cành.
Cây ghép: các cây ghép thường yếu hơn cây nguyên bản. Khi uốn cây ghép cũng cần cẩn thận vì dễ chết cành.
Tay cành: khi uốn cây mai vàng cần xác định rõ vị trí mọc mầm. Chỗ nào là đỉnh để tạo dáng, chỗ nào là cành phong phía sau, chỗ nào là cành ngang. Xác định sai vị trí cây sau này sẽ không đẹp.
Dáng thế: tùy vào gốc phôi mà tạo dáng, một phôi đẹp mới tạo nên cây đẳng cấp. Một gốc phôi có thể biến tấu nhiều dáng thế khác nhau. Tham khảo nhiều người cùng chơi để có góc nhìn tốt nhất.
Dinh dưỡng và bón phân tốt nhất cho cây Mai
- Sau khi cắt tỉa cành tạo dáng xong chúng ta cần chú ý ngay tới cách bón phân cho cây Mai. giai đoạn này cây mới cây ít lá nên chúng ta chỉ chú tâm tới phân bón rễ và dưỡng lá cho cây Mai
Thuốc kích rễ có rất nhiều loại nhưng sản phẩm kích ra rễ ViAuxin-3M là loại kích rễ nổi tiếng nhất hiện nay vì kích ra rễ ViAuxin-3M- ra rễ cực mạnh là sản phẩm vừa kích ra rễ nhanh vừa dưỡng rễ mập mạnh. kích ra rễ ViAuxin-3M thường được dùng trong kỹ thuật trồng cây cảnh và dùng nhiều cho cây ăn trái cần kích thích phát triển ra rễ nhanh, mập mạnh để hút dinh dưỡng phục hồi cây.
Đầu tiên phải hiểu sản phẩm kích ra rễ ViAuxin-3M là một thuốc kích + dưỡng rễ do có chứa các các nguyên tố kích ra rễ Auxin, Naa kích thích ra rễ mạnh thì sản phẩm kích ra rễ ViAuxin-3M còn chứa vi lượng Zinc, Cu coper (sát khuẩn vết thương cho rễ), các thành phần hữu cơ sinh học mà cây dễ hấp thu như tinh chất Humic, tinh chất đạm cá hồi, đa lượng cân bằng (Nts: 6%, P: 6%, K: 6%), tích hợp một lượng vừa thuốc kích thích sinh trưởng và 18 loại Amino acid giúp ra rễ mau- nuôi rễ mập - nuôi rễ mạnh
Đạm, lân, kali tổng 18%: được tinh chế dạng ion giúp các cây yếu dễ hấp thụ nhất, cây ăn ngay không cần chuyển hóa. Giúp cung cấp các đa lượng cần thiết nhất cho cây phục hồi nhanh chóng.